Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 32 kết quả

"Con Đốm”: Tình cảm con người và loài vật

Ngày phát hành 8:54 | 16/7/2021

Lượt nghe: 1169

Truyện ngắn sinh động giàu cảm xúc về cuộc sống của người dân ở nơi hậu phương trong bối cảnh của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước. Nhân vật chính của câu chuyện là chú chó Đốm để tác giả nói tới tình cảm con người và loài vật trong chiến tranh. Đốm là chú chó thông minh, tài giỏi và trung thành. Đốm đã 2 lần lập công lớn khi giúp lính biên phòng và dân quân tóm gọn 2 tên biệt kích và 1 tên giặc lái. Khi cậu chủ là Đoàn ra trận thì Đốm trở thành người thân duy nhất của chị Vinh. Đốm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, nỗi nhớ người thân của chị Vinh. Chú chó là người bạn lúc chị Vinh cô đơn nhất, là người bảo vệ chị Vinh trong ngày tháng anh Hoàng và Đoàn xa cách. Lồng ghép trong câu chuyện về chú chó Đốm là cuộc sống chiến đấu, lao động của người dân nơi hậu phương trong chiến tranh. Cuộc sống của người dân cũng gian khổ không kém những người lính chiến đấu ngoài mặt trận. Cuộc sống vừa lao động sản xuất để chi viện cho chiến trường vừa chiến đấu chống lại sự phá hoại của địch được miêu tả qua những lần bắt giặc lái, bắt lính biệt kích Hay những phút yếu lòng, cô đơn của người phụ nữ có chồng biền biệt nơi phương xa. Nếu không có Đốm thì có lẽ chị Vinh đã không giữ được mình trước tình cảm của anh phó phòng văn hóa trẻ trung, ngọt ngào. Tình người, tình đời và cả tình cảm vật nuôi được thể hiện qua nhiều chi tiết của truyện ngắn. Việc chị Vinh chăm sóc chu đáo cho con Đốm không chỉ thể hiện tình cảm của chị với con vật trung thành, gắn bó mà còn gửi gắm tình cảm của cô với người thân nơi chiến trận. Nhiều chi tiết xúc động về tình cảm của Đốm với chủ của mình như việc nó liếm di ảnh của Đoàn khi đưa người lính đã hi sinh về quê hương. Hay chi tiết Đốm buồn chán nằm chết trên mộ chủ mang đến nhiều xúc động cho người đọc, người nghe. Truyện ngắn cũng có chi tiết khá khôi hài khi anh Hoàng bao năm chiến đấu ác liệt ngoài chiến trường lành lạnh trở về thì lại bị thương vì chó nhà mình cắn. Với giọng văn dung dị mà giàu cảm xúc, cách lựa chọn chi tiết khá đặc sắc đã khiến truyện ngắn “Con Đốm” của tác giả Nguyễn Hùng Sơn để lại nhiều ấn tượng với người đọc, người nghe.

"Đất hoa": Nơi ươm mầm tình cảm con người

Ngày phát hành 11:17 | 4/3/2021

Lượt nghe: 342

Nhà văn Võ Thị Xuân Hà không còn xa lạ với nhiều bạn đọc qua các tập truyện ngắn như: “Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào”, “Bầy hươu nhảy múa”, “Cổ tích cho tuổi học trò”, “Kẻ đối đầu”, “Giá nhang đèn và những truyện khác”, “Màu vàng thần tiên”, “Chuyện của con gái người hát rong”, “Đàn sẻ ri bay ngang rừng”, “Tiếng gà gáy trong rừng hoa A-rui”, “Cà phê yêu dấu”, “Những bông điệp cuối mùa”, “Cành phong hương”, “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, “Hoàng mộc hương”…Văn của Võ Thị Xuân Hà có phong cách rất riêng, nội lực dồi dào, sâu sắc, trữ tình. Từng thử sức ở lĩnh vực biên kịch điện ảnh nên trong không ít tác phẩm, có nhiều đoạn nhà văn viết như kịch bản. Mỗi câu văn ngắn gọn là hình ảnh sinh động, cuốn hút tạo nên một mảng hiện thực vời vợi, dạt dào cảm xúc cho độc giả. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, giọng đọc…sẽ chuyển tới các bạn một sáng tác như thế của nhà văn Võ Thị Xuân Hà, truyện ngắn mang tên "Đất hoa" (Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 4/3/2021)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Tình cảm gia đình thiêng liêng trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà"

Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020

Lượt nghe: 713

Tình cảm gia đình thiêng liêng được bồi đắp trong trái tim mỗi con người, góp phần làm nên sức mạnh và niềm tin yêu cuộc sống. Tình cảm thiêng liêng ấy được đặt trong bối cảnh chiến tranh lại càng nổi bật, đậm đà. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đem đến cho chúng ta niềm xúc động ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 06/05/2020)

"Về nhà" (P.2): Ấm ám tình cảm quê hương

Ngày phát hành 16:27 | 14/6/2021

Lượt nghe: 675

Nhân vật nữ chính trong câu chuyện chúng ta vừa nghe có những bước đường số phận khá trắc trở, long đong, nhiều sóng gió. Phải làm thiếu phụ không chồng khi tuổi đời còn quá trẻ, sau đó mất mẹ, tính cách cũng ngang bướng, không thông cảm được với bố, quyết định bỏ nhà lên thành phố tự bươn trải. Cô gái đã phải làm đủ mọi nghề để sinh sống, nhưng vẫn có ý thức giữ gìn phẩm giá, có lòng tự trọng, luôn biết ơn và chu đáo với những người đã từng giúp đỡ mình. Cô gái ấy vẫn nuôi ý chí, nghị lực để vươn lên, hoàn thành tốt việc học tập và được nhận bằng giỏi khi tốt nghiệp đại học. Rồi những suy nghĩ, cảm xúc bồng bột của tuổi trẻ cũng qua đi, cô gái quyết định trở về bên bố, về quê hương. Những kiến thức của cô học được từ mái trường Đại học Nông nghiệp sẽ giúp được bao người nông dân, bao gia đình ở làng cô có một cuộc sống tốt hơn. Từ chỗ không mặn mà lắm với người mẹ kế - vợ thứ hai của bố, cô gái đã cảm động và kính trọng bà hơn khi được bà chăm sóc tận tình hàng tháng trời, khi cô vô tình bị ngã xuống hố sâu. Tình cảm từ quê hương và gia đình luôn ấm áp, yêu thương, khiến mỗi con người có ý thức sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân mình và với mọi người xung quanh. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Xác đào": Mong ước tình cảm gia đình ấm áp

Ngày phát hành 10:47 | 27/12/2022

Lượt nghe: 277

Truyện rất kiệm lời đối thoại, chỉ có lời độc thoại nội tâm của cô bé đóng vai người kể chuyện. Tác phẩm như một cuốn phim chiếu chậm ký ức của nhân vật Tôi, toát lên nỗi đau, sự cô độc tột cùng của cô bé thiếu vắng hình bóng người mẹ, mong ước vòng tay ấm áp của người cha, thèm khát hơi ấm gia đình. Cái giỏi của nhà văn là ở chỗ không trực tiếp miêu tả nỗi đau, sự cô độc, mong ước giản dị của cô bé mà chỉ gợi tả về nó qua một vài chi tiết nghệ thuật đắt giá, điều này khiến cho ngôn ngữ văn xuôi của nhà văn gần gữi với ngôn ngữ thơ mang tính dư ba rất lớn. Cốt truyện không theo diễn tiến sự kiện, tác giả triển khai mạch truyện theo dòng tâm trạng của nhân vật cô bé. Một thế giới thiên nhiên-xã hội dù đẹp đẽ đến đâu vẫn có sự cô đơn, lạnh lẽo. Cũng có thể coi nó là biểu tượng cho không gian gia đình khuyết vỡ, không lành lặn, để lại tổn thương cho mọi thành viên, đặc biệt tạo nên vết thương khó lành trong trái tim trẻ thơ. Đào gốc đào đi còn lại huyệt đào, chặt đào mới nhìn thấy nhựa đào. Nhưng hành động vô tình hay cố ý của người lớn mới là những nhát dao chém phũ phàng, khiến tâm hồn trẻ thơ chảy máu mà không ai nhìn thấy. Yếu tố kỳ ảo xuất hiện trong giấc mơ hạnh phúc của nhân vật kể chuyện xưng “Tôi”. Cô bé mơ cùng mẹ về thăm vườn đào, thật vui tươi, với tiếng cười nhưng khi giấc mơ tan biến thì chỉ còn lại nước mắt. Nhan đề “Xác đào” đầy sức gợi, khiến người đọc người nghe ám ảnh và ước muốn giá như mình có thể hóa thành một cây đào cổ thụ cúi xuống che chở cho một cành đào non đang run rẩy trong giá lạnh…

“Bên ngoài thành phố”: Tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại hôm nay

“Bên ngoài thành phố”: Tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại hôm nay

Ngày phát hành 10:2 | 2/3/2022

Lượt nghe: 1143

Truyện ngắn có đề tài về cuộc sống đời thường, tình cảm đời thường nhưng được tác giả thể hiện qua một câu chuyên mang phong cách giả tưởng. Khi mà dân số quá đông, thành phố chỉ tiếp nhận người trẻ tuổi còn người già phải ở ngoài thành phố. Bố mẹ già phải xa con, cháu của mình. Và một cuộc thi đấu trở thành lằn ranh để quyết định ai sẽ được trở lại thành phố. Nhân vật chính của câu chuyện là ông lão nhiều tuổi nhưng vẫn quyết tâm tập luyện chăm chỉ để tham gia được thi với ước vọng vào thành phố gặp gỡ con cháu. Lẫn trong những giọt mồ hôi của ông, nước bắt của bà là nỗi nhớ mong con cháu, là tình cảm ruột thịt. Ông đã chiến thắng cuộc thi đấu nhưng cuối cùng không vào thành phố mà quay trở lại với người vợ yêu khi bà bị bệnh Alzhemer. Lắng đọng trong lòng người đọc, người nghe truyện ngắn này là trăn trở về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại hôm nay. Trong thành phố, ngoài thành phố chỉ là một hình ảnh thể hiện sự khoảng cách của người già với thế hệ con cháu của mình. Biết bao người vì cuộc sống cơm áo, gạo tiền, bận rộn công việc, bận rộn vui chơi mà ít liên hệ, ít quan tâm tới cha mẹ già ở nhà, ở quê. Đó là tâm tư, nỗi buồn của không ít người già hiện nay. Cái cha mẹ cần đâu chỉ có cuộc sống vật chất mà chính là tình cảm của con cháu. Trong khi tình cảm 2 ông bà vẫn thấm thiết với nhau thì dường như con cháu trong thành phố đã quên mất có người đang mong ngóng mình. Một câu chuyện giả tưởng nhưng được viết với giọng văn chân chất, giản dị về cuộc sống đời thường. Ước mơ của hai ông bà lão trong truyện khiến người đọc, người nghe nhất là người trẻ phải tự nhủ “hãy để bố mẹ không phải ở ngoài thành phố”. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Bức tường rào”: Bức tường ngăn cách tình cảm anh em

“Bức tường rào”: Bức tường ngăn cách tình cảm anh em

Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2020

Lượt nghe: 1112

Câu chuyện xoay quanh bức tường rào giữa gia đình hai anh em ông Huấn, ông Hành. Tác giả xây dựng hai anh em, hai gia đình đối lập khá rõ nét. Trong lúc vợ chồng ông Huấn chất phác, thật thà vẫn tôn trọng những truyền thống tốt đẹp xưa thì gia đình người em trai lại khôn lỏi, lèo lá, tiện việc cho bản thân mà quên tình cảm anh em. Qua một sự việc nhỏ là xây tường rào tác giữa 2 gia đình tác giả phản ánh phần nào những tác động tiêu cực của đời sống nông thôn thời hội nhập...

“Con riêng”: Gắn kết tình cảm gia đình

“Con riêng”: Gắn kết tình cảm gia đình

Ngày phát hành 15:30 | 11/10/2022

Lượt nghe: 158

Con nhà tông không giống lông thì giống cánh ý muốn nói là cha con thì kiểu gì cũng có những điều giống nhau. Ấy vậy mà nhân vật Thạch, người con thứ hai trong gia đình có tám anh em lại có tính cách không hề giống thày của mình chút nào. Trong khi 7 chi em khác có tình hiền lành, điềm đạm của thày u thì Thạch lại một mình một kiểu. Từ nhỏ cậu đã vô cùng cứng đầu và tinh nghịch, biết bao lần ăn đòn roi của thày vì thói nghịch ngợm của mình. Thế nên nhân vật Thanh, cô chị cả đôi lúc nhủ thầm không biết Thạch có phải con riêng của U hay không. Sau trận đòn dữ dội của thày vì tội làm mất đàn lợn, Thạch bỏ nhà nhập ngũ vào miền Nam chiến đấu. Nhưng vì nhiều lí do khác nhau, thông tin Thạch nhập ngũ không được chuyển về địa phương nên làng xóm hiểu nhầm Thạch theo ngụy quân. Suốt mấy năm, gia đình Thạch phải chịu nỗi dè bỉu, chê bai, xa lánh của làng xóm. Thày u Thạch cắn răng chịu điều tiếng mà không một lời giải thích. Chỉ đến khi chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại, nhờ có anh Nam tìm được hồ sơ của Thạch thì sự thật mới được sáng tỏ. Và bất ngờ hơn nữa từ nhật kí của Thạch, Thanh mới biết mình lại là con riêng của U. Vậy mà biết bao năm qua, thày vẫn yêu thương mình hết lòng. Truyện ngắn là lời tâm tình nhỏ nhẹ và tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình không phải điều gì to lớn mà chỉ là những sinh hoạt đời thường, những kỉ niệm nhỏ bé mà sâu sắc. Như việc Thạch nghịch ngợm đi tiểu lên mặt chị cả, Thạch làm bị thương các em, Thạch làm mất lợn của thày u. Hay việc Thanh cõng thày bị thương vượt rừng trở về nhà. Tất cả tạo nên sự gắn kết của các thành viên trong gia đình cùng chung hoạn nạn, cùng vui buồn vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Truyện ngắn được viết dung dị, nhẹ nhàng đề cao tình cảm trân quý của gia đình, dòng tộc.

“Điền hương”: Ấm áp tình cảm gia đình

“Điền hương”: Ấm áp tình cảm gia đình

Ngày phát hành 9:49 | 29/4/2022

Lượt nghe: 1024

Câu chuyện dẫn dắt người đọc, người nghe đến với gia đình bà cô trong một tình huống khá éo le: người cô được trả về nhà sau những ngày điều trị ở bệnh viện, không còn hy vọng nữa. Không khí u ám bao quanh ngôi nhà, lây lan sang cảm xúc đau xót, bất lực của người em trai, người cháu gái…Duy nhất chỉ có ông chồng, với vẻ lạnh lùng, vô cảm và cứng nhắc, ông không quan tâm đến những gì đang diễn ra. Ông đang sắp đặt cho sự ra đi của vợ ông. Chúng ta có cảm giác bức bối, ngột ngạt bởi không khí ấy và cả thái độ của người chồng. Nhưng, thật bất ngờ, khi Liên – đứa cháu nội của người cô trở về thì mọi việc thay đổi. Liên vội vàng đỡ bà dậy, cho bà ăn từng miếng bánh, uống từng thìa sữa và dọn hết những đồ vật sặc sỡ trong căn phòng. Liên tin bà sẽ sống. Tia sáng ấy bắt đầu le lói khi bà ăn hết cái bánh, uống sữa, chứ không nằm bất động như khi Liên chưa xuất hiện. Hình ảnh chiếc mũ có thêu hai chứ “Điền Hương” là nút thắt thú vị. Đó là câu hỏi mà nhân vât tôi băn khoăn đi tìm. Câu chuyện ghen tuông của vợ chồng người cô bắt đầu hé lộ, người dượng vốn đào hoa, lãng mạn mà cô thì ghen tuông vô cùng. Vì thế mà họ đã xảy ra những tình huống trớ trêu, cười ra nước mắt. Cái mũ khắc tên Điền Hương cũng khiến người cô nổi đoá nhưng đó là trò nói lái vui đùa của ông dượng mà thôi. Vì thế mà chúng ta đã hiểu vì sao mà một người bệnh gần chết lại tuyệt thực, chỉ khi đứa cháu gái xuất hiện, bà lại ăn và tỉnh táo hơn. Đó là phép thử của bà đối với chồng dẫu cả hai tuổi đã cao, cháu con đề huề. Câu chuyện gợi cho chúng ta cảm nhận rõ hơn về mối quan hệ gia đình với những tình huống bi hài, vui buồn lẫn lộn. Đó cũng là bức tranh đa sắc màu mà mỗi gia đình đều có. Điều đọng lại chính là lòng vị tha, bao dung, san sẻ…đó mới là bến đỗ bình yên sau những sóng gió cuộc đời. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Kỷ vật của người thầy”: Xúc động tình cảm thầy trò và người lính trong chiến tranh

“Kỷ vật của người thầy”: Xúc động tình cảm thầy trò và người lính trong chiến tranh

Ngày phát hành 16:2 | 29/6/2023

Lượt nghe: 848

Các bạn thân mến, thời điểm những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thời điểm chiến tranh gian khổ ác liệt nhất nhưng cũng hào hùng nhất. Để chi viện cho chiến trường Miền Nam, biết bao thanh niên ưu tú đã nô nức nhập ngũ lên đường chiến đấu. Đó là những bác sĩ, kĩ sư, thầy giáo, những người công nhân, nông dân lao động và cả những thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường. Tất cả thể hiện lòng yêu nước, sự quyết tâm chiến đầu vì Miền Nam yêu thương, vì sự nghiệp cao cả của đất nước. Nhiều người lao vào chiến trường mà chưa kịp nói lời yêu thương, lời tâm sự và cả những khúc mắc đáng tiếc. Qua lời kể của nhân vật tôi, cuộc đời của Ngoan được tái hiện lại từ khi anh còn ngồi trên ghế nhà trường, chiến đấu trên chiến trường rồi đất nước hòa bình, Ngoan trở thành bác sĩ, giám đốc bệnh viện. Trước khi nhập ngũ, Ngoan bị kỉ luật vì tội lấy trộm đồ của bạn. Trời đất đưa đẩy thế nào, ở chiến trường Quảng Trị Ngoan gặp lại thầy Lư, người thầy đã nghiêm khắc đuổi học mình. Nhưng điều hiểu lầm, những khúc mắc được hai thầy trò chia sẻ trước lúc thầy Lư hi sinh. Nếu ngày đó thầy Lư bớt nghiêm khắc hơn cho Ngoan có một lời giải thích thì có lẽ cuộc đời anh đã theo một ngã rẽ khác. Anh có thể trở thành một sinh viên đại học, sẽ không gặp được cô gái người Mường khi bươn trải kiếm sống hay là Ngoan bước vào cuộc chiến đấu với một tâm thái khác hơn. Một cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Ngoan và thầy Lư để rồi chia ly mãi mãi. Kỉ vật của người thầy là chiếc bút máy đã theo Ngoan cùng vượt qua chiến tranh khốc liệt, qua quãng thời gian đại học và trưởng thành. Chiếc bút máy là tình cảm, là sự gắn kết của hai thầy trò, hai người lính. Giọt thời gian vô tình và lặng lẽ có thể xóa nhòa nhiều thứ nhưng tình cảm chân thành thì luôn luôn khắc ghi trong trái tim mỗi người. Truyện ngắn xúc động về người lính trong chiến tranh với nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Đó là tình cảm đồng đội, đồng chí và tình thầy trò trước hoàn cảnh sinh ly tử biệt. Những mất mát của người lính cũng như người dân trong chiến tranh thể hiện giàu cảm xúc khiến người đọc, người nghe càng trân quý cuộc sống hòa bình hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp

“Ngắm mẹ”: Tình cảm thiêng liêng không tả xiết bằng lời

“Ngắm mẹ”: Tình cảm thiêng liêng không tả xiết bằng lời

Ngày phát hành 11:4 | 22/9/2023

Lượt nghe: 295

Ca khúc “Ngắm mẹ”, nhạc sĩ Trần Nhật Dương phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà báo Trần Nhật Minh. Là hai người đồng nghiệp, anh - em thân thiết tại Đài Tiếng nói Việt Nam, nhạc sĩ Trần Nhật Dương và nhà báo Trần Nhật Minh đã có nhiều mối lương duyên thơ - nhạc. Ca khúc “Ngắm mẹ” là một trong những cái duyên ấy. Khi đọc bài thơ “Ngắm mẹ” của nhà báo Trần Nhật Minh, nhạc sĩ Trần Nhật Dương xúc động và đồng cảm. Ông nhìn thấy hình ảnh của chính mình và nhiều người con trong ấy. (Điểm hẹn văn nghệ)

“Quê mẹ con về”: Tình cảm sâu nặng với quê hương

“Quê mẹ con về”: Tình cảm sâu nặng với quê hương

Ngày phát hành 22:38 | 26/2/2023

Lượt nghe: 2501

“Mỗi lần lòng thấy chơi vơi/ Mỗi lần đường đời vấp ngã/ Con tìm về lời ru của mẹ / Con tìm ánh mắt của cha / Con tìm về với làng quê / Bình yên giữa tháng ngày giông bão / Cho con sà vào lòng mẹ / Cho con hơi ấm của cha”. Ca khúc “Quê mẹ con về” của nhạc sĩ Đào Mạnh Kiên phổ từ bài thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Thiện. Sự gặp gỡ giữa tác giả thơ Nguyễn Thiện và nhạc sĩ Đào Mạnh Kiên không chỉ trong đời sống mà họ còn kết hợp rất ăn ý trong sáng tác nghệ thuật. Với rất nhiều ca khúc phổ nhạc và đặc biệt là ca khúc “Quê mẹ con về”, một lần nữa cho chúng ta cảm nhận được tình cảm của các tác giả dành cho gia đình, quê hương. (Điểm hẹn văn nghệ)

“Suối lạc lưng chừng núi”: Tình nghĩa mới là thứ tình cảm thuỷ chung nhất

“Suối lạc lưng chừng núi”: Tình nghĩa mới là thứ tình cảm thuỷ chung nhất

Ngày phát hành 10:29 | 12/10/2023

Lượt nghe: 773

Tác giả Tạ Thị Thanh Hải đã tạo nên sự chú ý, tò mò cho người đọc, người nghe ngay từ cách đặt nhan đề và khéo léo dẫn dắt chúng ta nhập tâm với câu chuyện qua lời kể của nhân vật tôi. Tác giả đã đưa vào truyện chi tiết gay cấn, đó là sự ngỡ ngàng đến nghẹt thở khi cậu con trai chứng kiến mẹ mình đang dỗ dành chăm sóc một người khác ở ngay trong ngôi nhà gắn bó với tuổi thơ của cậu, trong khi bố cậu cũng chuẩn bị bước vào cuộc phẫu thuật, đang đứng trước ranh giới sống chết mong manh. Chi tiết ấy như một nút thắt đầy sức nặng. Để rồi sau đó tác giả để nhân vật dần mở nút câu chuyện với những cảnh huống ấm áp nhân văn. Câu chuyện dẫn dắt người đọc, người nghe đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác nhưng cách lý giải hoàn toàn tự nhiên và hợp lý. Cốt truyện xoay quanh những mối tình khởi đầu từ ân nghĩa. Vì muốn đền đáp nghĩa tình sâu nặng của thế hệ đi trước mà người đàn ông vị nghĩa ấy đã cố sống thật tốt dẫu trong lòng hoang hoải mênh mông hơn cả thung lũng Tả Van thăm thẳm ngút ngàn mây. Đó là tình cảnh éo le của hai người đàn bà khi chỉ họ mới có thể thắp lên môi nhau nụ cười. Nhưng họ cố vùi nén rung cảm trái ngang ấy để làm tròn nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ. Người bố kể cho con trai nghe về đêm trăng ấy nỗi tê tái đã ghim trong lồng ngực suốt bao năm nhưng vẫn rộng lòng thứ tha, thấu hiểu. Hình ảnh dòng thác Khuổi Chia chảy lạc giữa lưng chừng núi là ngụ ý cho những rung cảm trái ngang nhưng cũng là biểu tượng cho những khát khao yêu thương mãnh liệt. Bên cạnh đó, có một hình ảnh trở đi trở lại trong truyện như một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đó là hình ảnh bếp lửa hồng âm ỉ cháy suốt bốn mùa. Bếp lửa ấy thắp lên nghĩa tình truyền kiếp, lan tỏa sự ấm áp của lòng bao dung độ lượng. Và người bố đã tâm sự với con trai mà như nói với chính mình: tình nghĩa mới là thứ tình cảm thuỷ chung nhất. Đây cũng chính là thông điệp đầy tính nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm qua truyện ngắn này. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Trăng khuya”: Ấm áp tình cảm mẹ chồng nàng dâu

“Trăng khuya”: Ấm áp tình cảm mẹ chồng nàng dâu

Ngày phát hành 11:6 | 26/1/2021

Lượt nghe: 1046

Nhân vật cô gái Ngần đã rất may mắn khi gặp được bà mẹ chồng bao dung, tốt bụng. Nếu bà không chấp nhận đứa bé không phải cháu mình và phanh phui mọi chuyện thì không biết cuộc đời Ngần sẽ sang ngã rẽ nào...Mọi người cứ khen cô số tốt khi được gả vào gia đình khá giả. Nhưng là người trong cuộc, Ngần mới hiểu được nỗi khổ khi gả cho người chồng ham chơi, lười biếng. Tuy vậy cô vẫn hết lòng làm trọn phận sự người vợ, người con dâu ngay cả lúc chồng tai nạn nằm liệt giường. Số phận lại đưa đẩy một lần nữa khi trong đêm khuya Ngần gặp người đàn ông lạ lúc tắm sông. Nhu cầu sinh lý của cơ thể khiến việc chống đối của Ngần yếu ớt như có, như không. Nếu Ngần không mang thai thì có lẽ sự cố này như giấc mộng đêm trăng mà thôi. Nhưng cái thai trong bụng Ngần lớn từng ngày, từng tháng là bằng chứng cho sự ngoại tình của cô. Ngần tìm cách dấu diếm nhưng sao qua mắt được bà mẹ chồng có phần xét nét của mình. Thế nhưng cô may mắn khi mẹ chồng chấp nhận hai mẹ con. Có lẽ cũng là phụ nữ, cũng là người vợ, người mẹ nên bà thấu hiểu hoàn cảnh và cái khó của con dâu mình. Truyện ngắn được viết rất thật, đi vào tâm tư tình cảm, những khát khao cơ thể và đấu tranh nội tâm của người đàn bà gặp nhiều sự cố bất thường trong đời mình. Người đọc, người nghe mừng cho số phận của cô gái Ngần khi có cái kết có hậu. Nhưng có lẽ cuộc đời không phải ai cũng may mắn như Ngần. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Ấm áp tình cảm quê hương và gia đình

Ấm áp tình cảm quê hương và gia đình

Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2015

Lượt nghe: 1929

Người dân Việt Nam luôn ý thức giữ gìn nếp sống ân nghĩa, nhân tình làm thành vẻ đẹp truyền thống cho con cháu. Từ xa xưa , nét đẹp này đã vương vấn trong những câu ca dao, như : “ Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn”. Tri ân quê hương, cha mẹ đã nuôi dưỡng và vun đắp tình cảm con người từ lúc còn nằm trong nôi, các nhà thơ mượn bút thay lời bày tỏ những vần thơ đong đầy cảm xúc.Đó là tâm sự thơ ca của các tác giả Lê Đức Nghinh, Nguyễn Đăng Tiến, Đinh văn Nhu và Nguyễn Ngọc Hạnh.Tâm sự của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài về đóng góp của các nhà thơ Đồng bằng Sông Cửu Long.(Tiếng thơ 27,28/12)

Bài thơ "Cơm đồng": Tình cảm sâu sắc của con với mẹ cha

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2016

Lượt nghe: 1161

Bài thơ "Cơm đồng" là một trong 04 sáng tác của cộng tác viên Đặng Văn Toàn (Hội VHNT Thái Bình). Tác phẩm khơi gợi được tình cảm của các em đối với những người thân trong gia đình. Chương trình còn nhận được tập truyện ngắn "Lộc vừng Hồ Gươm đường Trường Sa" của nhà văn Trần Quốc Toàn (Hội Nhà văn Việt Nam). 04 bài thơ của công tác viên Lưu Thế Quyền (Hội VHNT Vĩnh Phúc). 03 tản văn của cộng tác viên Đào Mạnh Long (Hải Phòng)(Văn nghệ thiếu nhi 26/6/2016)

Bài thơ "Quả ngọt cuối mùa": Tình cảm bà cháu thiêng liêng

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2017

Lượt nghe: 2922

Trong các tác phẩm văn học viết về tình cảm gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm bà cháu thì có rất nhiều nhà thơ nói đến, chúng mình đã từng được đọc, được học như "Tiếng gà trưa" của thi sĩ Xuân Quỳnh; "Bếp lửa" của nhà thơ Bằng Việt...Trong số đó, bài thơ "Quả ngọt cuối mùa" của nhà thơ Võ Thanh An cũng đã chuyển tải những tình cảm nồng ấm, thương yêu, đức hi sinh của người bà với cháu và lòng biết ơn sâu nặng của người cháu đối với bà. (Văn nghệ thiếu nhi 18/9/2017)

Câu chuyện truyền thanh "Hạnh phúc ở đâu": Đâu là thước đo đong đếm tình cảm?

Câu chuyện truyền thanh

Ngày phát hành 0:0 | 18/10/2017

Lượt nghe: 2032

Một cô gái có những quan niệm về tình yêu mang đậm màu sắc vật chất nên muốn người yêu phải luôn trao những món quà đắt tiền nhằm chứng minh tình cảm của mình… Quan niệm ấy đã khiến người yêu cô thất vọng. Chia tay người yêu, cô bị mẹ sốt ruột chuyện chồng con nên mai mối cho nhiều người… Bao bi hài đã xảy ra với cô, khiến cô hiểu, mình đã đánh mất gì….

Những cung bậc tình cảm của thiếu nhi trong ngày hè

Những cung bậc tình cảm của thiếu nhi trong ngày hè

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2017

Lượt nghe: 872

Đơn giản mà không tốn kém, những quả sấu đầu mùa là món ăn vặt gắn bó với tuổi học trò. Bây giờ thì học trò không mấy ai còn trèo me, hái sấu như ngày xưa nữa. Có lẽ việc đó chỉ phổ biến với các thế hệ học trò trước kia thôi. Các bạn cùng hòa vào khung cảnh này khi mùa hè về trong tản văn “Mùa sấu” của tác giả Chử Thu Hằng. Tiếp theo là cảnh đẹp thiên nhiên ngày hè trong bài thơ "Mùa hè ở Cù lao Chàm" của tác giả Nguyễn Lãm Thắng. Phần cuối chương trình, BTV Hoàng Hiệp gửi tới các bạn tiểu phẩm vui về tình bạn tuổi học trò có nhan đề "Mùa xuân của ông mai". (Văn nghệ thiếu nhi 18/6/2017)

Những tình cảm đặc biệt của tuổi học trò

Những tình cảm đặc biệt của tuổi học trò

Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2016

Lượt nghe: 981

Phần đầu chương trình, cây bút Trần Diệu My (bút danh Uyên Quyên)gửi tới các bạn truyện ngắn "Chị em hộc bàn". Một câu chuyện xúc động về tình bạn tuổi học trò làm quen qua những lá thư trong hộc bàn. Biên tập viên Hoàng Hiệp có cuộc trò chuyện với cây bút Trần Diệu My về những tâm tư, tình cảm khi bạn sáng tác truyện về tuổi học trò. Tiếp đó là những hình ảnh thân thương quen thuộc với học trò trong bài thơ "Nắng ấm sân trường" của tác giả Nguyễn Liên Châu. Phần cuối chương trình, tản văn "Người mẹ thứ hai" của tác giả Kim Dung là lời tri ân của cô học trò nhỏ với cô giáo kính yêu của mình. (Văn nghệ thiếu nhi 18/11/2016)

Những tình cảm thân thương của thiếu nhi thời thơ ấu

Những tình cảm thân thương của thiếu nhi thời thơ ấu

Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2018

Lượt nghe: 951

Hình ảnh của mẹ, đặc biệt là tình yêu của mẹ đối với các con là đề tài trung tâm của thơ ca Việt Nam. Vẻ đẹp đấy được các nhà thơ, nhà văn khai thác theo nhiều góc độ khác nhau để tôn vinh người mẹ. Hình ảnh người mẹ hiền trong vần thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa giản dị, mộc mạc nhưng cũng thật cao đẹp. Phần đầu chương trình, các bạn cùng nghe bài thơ “Mẹ ốm” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tiếp đó là kỉ niệm về những cuốn sách văn học Nga thời thơ ấu trong tản văn “Ngọn lửa thời thơ ấu” của nhà văn Phạm Duy Nghĩa. Phần cuối chương trình, tiểu phẩm vui "Một cuộc thi tài" của BTV Hoàng Hiệp là lời chào tạm biệt với các bạn. (VOV6-Chương trình Văn nghệ Thiếu nhi phát 10h45 ngày 15.03)

Tản văn "Nhớ lá": Câu chuyện cảm động về tình cảm bà cháu

Tản văn

Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2017

Lượt nghe: 1310

Cử chỉ gần gũi để chăm sóc và yêu thương các cháu luôn là mẫu số chung cho cả bà nội và bà ngoại. Ngay cả khi chúng ta làm điều gì sai thì những lời trách mắng của bà cũng xuất phát từ tình yêu thương và mong muốn chúng ta trở thành người tốt. Điều này đã được nhân vật "Tôi" trong tản văn "Nhớ lá" chiêm nghiệm ra khi bà ngoại không còn nữa. (Văn nghệ thiếu nhi 03/10/2017)

Thơ về Tình cảm gia đình

Thơ về Tình cảm gia đình

Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2015

Lượt nghe: 1953

Tình cảm gia đình, tình cảm cha mẹ, con cái luôn luôn là điểm tựa cho mỗi người trên bước đường đời.Lời ru ngọt ngào, bát nước chè xanh, lời chào thân thiết... mang vẻ đẹp giản dị trong thơ Tôn Nữ Ngọc Hoa, Phạm Văn Nam, Võ Thị Hồng Tơ, Chu Ngọc Phan và Nguyễn Hòa Bình. Bài thơ "Nơi có mẹ" của Tô Thi Vân đầy day dứt, cảm động.(Tiếng thơ 28,29/6)

Trang văn về tình cảm gia đình

Trang văn về tình cảm gia đình

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018

Lượt nghe: 610

Một trong những đề tài được nhiều người khai thác đó là viết về những người thân yêu trong gia đình. Điều này cũng dễ lý giải bởi tình cảm gia đình luôn là khởi nguồn cho những bước đi và sự trưởng thành của mỗi người. Vì thế những trang viết về chủ đề này luôn nhận được sự đồng cảm của nhiều người. Nếu như ông có thể xem là người kiệm lời nhất trong gia đình, thì bà lại là người có tính tình đôn hậu, chất phác và sự quan tâm chăm sóc của bà luôn dành cho các thành viên trong gia đình. Tiếp đến là cha và mẹ - đấng sinh thành hết mực yêu thương và mong muốn chúng ta trưởng thành trong cuộc sống. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 19/06/2018)

Trò chuyện cùng cây bút nhỏ Bùi Việt Đức về tình cảm thầy trò

Trò chuyện cùng cây bút nhỏ Bùi Việt Đức về tình cảm thầy trò

Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2017

Lượt nghe: 876

Mái trường thân yêu và tình cảm bạn bè, tình thầy trò đong đầy bao nỗi nhớ là những điều các cây bút tuổi mới lớn gửi vào trang viết của mình. Phần đầu chương trình là truyện ngắn “Thầy và trò” của tác giả Bùi Việt Đức. Biên tập viên Hoàng Hiệp phỏng vấn tác giả Bùi Việt Đức về truyện ngắn này. Tiếp theo là những cảm xúc biết ơn, nhớ thương về người thầy kính yêu của mình trong bài thơ “Khi thầy về nghỉ hưu” của tác giả Trần Thu Hường. Phần cuối chương trình, chúng ta cùng nghe bài thơ giàu cảm xúc mà cũng không kém phần hóm hỉnh có nhan đề “Thuở nào quen nhau” của tác giả Trường Sơn viết về tình yêu tuổi mới lớn. (Văn nghệ thiếu nhi 30/12/2016)

Truyện "Cánh đồng cháy": Tình cảm dành cho cộng đồng

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018

Lượt nghe: 833

Người nông dân luôn phải lao động một nắng hai sương ở ngoài cánh đồng với mong muốn có được những mùa vàng bội thu. Ấy vậy mà có một người đàn ông lại sẵn sàng đốt bỏ những bó lúa do mình làm ra. Vì sao người đàn ông ấy lại làm như vậy? Chắc hẳn có điều gì uẩn khúc gì đây? Mời các bé nghe câu chuyện cổ tích Nhật Bản “Cánh đồng cháy” qua giọng kể của chú Xuân Ninh nhé! (VOV6 Kể chuyện và hát ru 18/06/2018)

Truyện dài "Miền xanh thẳm": Tình cảm gia đình nâng đỡ tâm hồn Thiện (Buổi 23)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 7/9/2018

Lượt nghe: 1182

Chị Trọng về được ít hôm thì chị Ngà lên thăm Thiện. Chị Ngà vừa đi biểu diễn ở nước ngoài về được nghỉ vài hôm nên tranh thủ lên thăm cậu út. Chị Trọng là người cứng cỏi, mạnh mẽ, mộc mạc chân chất bao nhiêu thì chị Ngà lại xinh xắn, mềm mại, tinh tế và tình cảm bấy nhiêu. Ngày còn nhỏ chị Ngà rất thích múa hát. Vì thế khi lớn lên chị đã dự tuyển vào Đoàn văn công quân đội và đã trở thành diễn viên khi chưa tròn 15 tuổi. Chị kể cho Thiện nghe về công việc của anh Lượng đang làm việc ở Lào Cai. Công việc của anh Lượng tuy vất vả nhưng lại luôn cảm thấy vui vì có cuộc sống độc lập. Còn bố thì cũng đã đi làm phiên dịch tiếng Pháp và tiếng Anh cho người nước ngoài. Tuy Thiện chưa hiểu nhiều về công việc của bố và anh Lượng, nhưng cậu vẫn cảm thấy vui và tự hào về hai người đàn ông trong gia đình. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 02/09/2018)

Truyện ngắn "Bà cô bên chồng": Tình cảm gắn bó của chị dâu, em chồng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 23/9/2016

Lượt nghe: 7820

Sau mấy chục năm xa quê hương, bà Thung trở về quê để sang cát cho chị dâu. Bà nhớ lại những kỉ niệm vui, buồn trong cuộc đời mình. Bố mẹ mất sớm, anh chị lấy nhau khi bà Thung còn nhỏ nên chị dâu như là người mẹ, người chị chăm sóc,cưu mang cho bà. Hai người phụ nữ cùng nhau vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Tác phẩm là câu chuyện xúc động về tình cảm gắn bó của những người thân trong gia đình và tình yêu quê hương, đất nước. (Đọc truyện đêm khuya 22/9/2016)

Truyện ngắn "Bầy thú giấy": Biểu tượng của tình cảm gia đình, quê hương

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2019

Lượt nghe: 1219

Câu chuyện được nhà văn Ken Liu viết kết hợp giữa hiện thực và giả tưởng. Những con thú giấy trở thành hình ảnh xuyên suốt truyện ngắn, qua đó tác giả gửi gắm tình cảm mẹ con, gia đình, quê hương. Truyện phản ánh hiện thực những gia đình có sự kết hợp của hai con người, hai đất nước, hai dân tộc, hai nền văn hóa khác nhau...

Truyện ngắn "Không kết nối": Gắn kết tình cảm gia đình từ cuốn album

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2017

Lượt nghe: 1028

Truyện ngắn "Không kết nối" của nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ có giọng văn nhẹ nhàng sâu sắc kể về tình cảm gia đình. Nhân vật chính là Ngọc. Vì quá say mê với các thiết bị công nghệ số nên Ngọc sao nhãng việc học hành, ít trò chuyện với cha mẹ và những người thân trong gia đình. Vì vậy cha mẹ Ngọc đã phạt bạn ấy bằng cách tịch thu điện thoại, ipad, cắt internet...trong vòng một tuần. Một tuần không được kết nối với thế giới bên ngoài Ngọc có thời gian để khám phá ngôi nhà, xem lại cuốn album lưu giữ hình ảnh của bạn đáng yêu như thế nào bên người thân...Ngọc đã nhận ra những điều chưa được của bản thân, từ đó bạn dành thời gian nhiều hơn cho công việc học tập và quan tâm nhiều hơn tới những người thân yêu. (Văn nghệ thiếu nhi 14/11/2017)

Truyện ngắn "Sóng vẫn xôn xao": Khao khát tình cảm gia đình

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2016

Lượt nghe: 5603

Vào một ngày đẹp trời, tình yêu thời tuổi trẻ của ông Thông Xanh chợt được khơi lại với câu chuyện chàng trai trẻ đi tìm người cha ruột bao năm bị mất tin tức. Những danh hiệu, giấy khen, thi đua có thể bị mất và buổi họp kiểm điểm về đạo đức con người đang chờ đợi ông. Vậy mà nỗi khát khao tìm lại người thân yêu của chàng trai đã chạm đến trái tim những con người nhân tình mà đầy trách nhiệm. Ủng hộ đạo lý "Con người có tổ có tông. Như cây có cội như sông có nguồn", những người trong cuộc đã chắp nối tình cảm, hạnh phúc cho một gia đình. (Đọc truyện đêm khuya 13/6/2016)

Văn biểu cảm: Thể loại bộc lộ tình cảm chân thực

Văn biểu cảm: Thể loại bộc lộ tình cảm chân thực

Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2017

Lượt nghe: 820

Đối với học sinh lớp 7, để viết một bài làm văn biểu cảm quả thực không dễ bởi văn biểu cảm là thể loại bộc lộ cảm xúc chân thực, chân thành đối với đối tượng cần biểu cảm. Do vậy, kĩ năng để viết tốt một bài văn biểu cảm đòi hỏi chúng mình phải rèn luyện thật nhiều. Mời các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và các bạn học sinh trường THCS Tân Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội về văn biểu cảm. (Văn nghệ thiếu nhi 27/11/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ